- Nguồn gốc, xuất xứ:
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột, là loại quả được trồng phổ biến ở nhiều nước. Dưa leo thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc ở Ấn Độ, giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas cách nay hơn 3000 năm và giống cây này được mang đi dọc theo phía Tây châu Á, châu Phi và miền Nam châu Âu.
Hiện nay dưa leo trở thành loại quả thương mại nên có diện tích trồng lớn ở 1 số nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan,… Ở Việt Nam, dưa leo được trồng theo hướng VietGap tại các nông trại rau sạch hoặc hữu cơ tại một số hộ gia đình.
- Đặc điểm, hình dạng, hương vị:
Dưa leo có kích thước tùy theo điều kiện trồng, các quả thon dài với kích thước khoảng 10-12cm, màu xanh nhạt có pha lẫn vàng nhạt khi chín. Trên vỏ dưa có các sọc hay chấm.
Thịt quả màu xanh nhạt, mỏng, mọng nước, ăn có vị ngọt và giòn, mát rất dễ chịu. Hạt bên trong nhỏ màu trắng sáng.
- Công dụng:
Dưa leo cũng mang đến lợi ích không kém các loại rau quả khác: giúp cơ thể bù nước, cung cấp độ ẩm cho làn da, hỗ trợ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, bổ sung kali cùng 1 số vitamin, làm sạch miệng, tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol,…
- Các món ăn:
Dưa leo được biết đến như nguyên liệu ăn kèm trong các bữa cơm hằng ngày, dùng để trộn salad hay thực hiện các món xào: bò xào dưa leo, mực xào dưa leo…
Ngoài ra, dưa leo dùng làm gỏi, nộm, muối chua làm kim chi hay dưa muối, làm rau ăn kèm trong các món cuốn
- Sơ chế và bảo quản:
Ngâm Dưa leo với nước muối rồi gọt bỏ vỏ
Tùy theo cách sử dụng và chế biến mà cắt cho phù hợp
Nếu dưa ngâm muối thì không nên gọt vỏ
Bảo quản dưa leo ở ngăn mát tủ lạnh trong 5-7 ngày nên bọc dưa lại vì nhiệt độ lạnh làm dưa bị nhăn và héo ở 2 đầu.
Lưu ý: Sản phẩm nhận được có thể khác với hình ảnh về màu sắc và số lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt khối lượng và chất lượng.